Viêm gan B

Thứ ba - 19/03/2024 21:29 157 0
Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm khuẩn ở gan và gây ra bởi vi rút viêm gan B. Khi nhiễm vi rút lần đầu, người nhiễm có thể bị bệnh cấp tính và có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Một số người có khả năng chống lại viêm gan B và "làm sạch" được vi rút trong cơ thể. Số còn lại thì phải sống với viêm gan B cả đời (mạn tính). Theo thời gian, người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Ảnh minh họa (internet)
Ảnh minh họa (internet)

Triệu chứng của nhiễm viêm gan B là gì?

Trẻ em và trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng. Khoảng 7 trong 10 trẻ lớn hoặc người lớn, nhiễm viêm gan B có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Chán ăn (không muốn ăn)

- Sốt

- Mệt mỏi

- Đau cơ, đau khớp và đau dạ dày

- Buốn nôn, ỉa chảy và nôn

- Nước tiểu đục

- Vàng da, vàng mắt

Các triệu chứng trên thường xuất hiện sau nhiễm vi rút 3 đến 4 tháng.

Viêm gan B có nguy hiểm không?

Viêm gan B rất nguy hiểm. Hầu hết mọi người nhiễm viêm gan B cấp tính có triệu chứng lâm sàng trong vòng một vài tuần đến một vài tháng. Một số người thì khỏi. Tuy nhiên, những người còn lại mang vi rút này cả đời. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B hàng năm.

Đối với người mang vi rút mạn tính thì thường không có triệu chứng lâm sàng, nhưng vi rút gây tổn thương gan theo thời gian. Mặc dù không chữa khỏi, nhưng nếu được điều trị những người nhiễm vi rút mạn tính này có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm. Hàng năm, có khoảng 600,000 người chết do vi rút viêm gan B gây ra trên thế giới.

Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Viêm gan B lây lan qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể khác mà có chứa một lượng nhỏ máu của người bị nhiễm bệnh. Mọi người có thể lây lan virus ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị viêm gan B trong những cách sau đây:

- Khi sinh từ mẹ bị nhiễm bệnh.

- Từ vết cắn của một người bị nhiễm bệnh.

- Bằng cách chạm vào các vết cắt hở hoặc vết thương của người bệnh.

- Thông qua bàn chải đánh răng chia sẻ hoặc vật dụng cá nhân khác được sử dụng bởi một người bị nhiễm bệnh.

- Từ thức ăn được nhai (cho trẻ sơ sinh) của người bị nhiễm bệnh.

- Từ kim xỏ lỗ tai mà không được làm sạch tốt.

Virus có thể sống trên các vật dụng trong 7 ngày hoặc lâu hơn. Ngay cả khi bạn không nhìn thấy bất kỳ vết máu, nhưng có thể có virus trên đó.

Dịch tễ học viêm gan B?

Khu vực cận Sahara - Châu Phi và Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Hầu hết nhiễm vi rút ở hai khu vực này là từ lúc còn nhỏ. Trẻ em nhiễm vi rút này trước 6 tuổi có khả năng rất cao trở thành người nhiễm vi rút mạn tính trong suốt cuộc đời còn lại. Trong số đó, 15-20% sẽ chết do ung thư tế bào gan hoặc xơ gan.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng có thể phòng được bằng vắc xin. Vắc xin viêm gan B được sử dụng năm 1982. Vắc xin có hiệu quả phòng bệnh đến 95% và đây là loại vắc xin đầu tiên gián tiếp chống lại một bệnh ung thư nguy hiểm - Ung thu tế bào gan.

Tháng 7 năm 2011, đã có 93 nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới đưa tiêm vắc xin liều sơ sinh vào chương trình tiêm chủng của quốc gia.

Tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh?

Vi rút viêm gan B nếu xâm nhập vào cơ thể trẻ trong lúc sinh ra có thể nhân lên nhanh chóng trong cơ thể bé. Vi rút viêm gan B sẽ "khóa" hệ miễn dịch lại hay "làm mù hệ miễn dịch" của trẻ và trẻ không có khả năng sinh ra kháng thể chống lại vi rút viêm gan B nếu có tiêm vắc xin sau này. Bản chất của tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh là đưa kháng nguyên viêm gan B vào cơ thể trẻ để cạnh tranh với vi rút viêm gan B. Nếu hệ miễn dịch đáp ứng bởi vắc xin sinh ra kháng thể kháng vi rút trước khi vi rút viêm gan xâm nhập và nhân lên thì khả năng phòng bệnh được cho bé đạt đến 90%. Do vậy, để phòng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ thì tốt nhất là tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu sau sinh. Nếu tiêm sau 24 giờ, hiệu quả bảo vệ vắc xin sẽ giảm dần.

Việc tiêm vắc xin này là tạo ra miễn dịch để phòng nhiễm vi rút viêm gan B, giảm nguy cơ mắc bệnh từ các bà mẹ hoặc thành viên gia đình những người có thể không biết họ bị nhiễm bệnh viêm gan B.

Nếu con tôi không tiêm viêm gan B, cháu có bị bệnh không?

Trẻ em không được chủng ngừa viêm gan B có nguy cơ bị nhiễm vi rút viêm gan B. Đặc biệt, khi nhiễm vi rút thời kỳ trẻ em thì khả năng mắc viêm gan B mạn tính về sau là rất cao. Hầu hết mọi người không biết mình bị nhiễm bệnh. Do đó, một đứa trẻ chưa được chủng ngừa có thể có nguy cơ nhiễm bệnh này từ những người mang vi rút.

Vắc xin viêm gan B có an toàn không?

Vắc xin chủng ngừa viêm gan B rất an toàn, và nó có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh viêm gan B. Vắc xin, như bất cứ thuốc nào, có thể có tác dụng phụ. Nhưng không có tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận do vắc-xin viêm gan B. Hầu hết những người được chủng ngừa viêm gan B sẽ không có tác dụng phụ nào cả. Một số người có phản ứng như sốt nhẹ (<38 độ) hoặc đau tại chỗ tiêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

1860/TB-YTNH

THÔNG BÁO Kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, CN, LĐ, QL năm 2024

lượt xem: 6 | lượt tải:6

1872/YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 15 | lượt tải:20

1754-YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 33 | lượt tải:40

148/YTNH

QUYẾT ĐỊNH Về việc công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 18 | lượt tải:25

1687/YTNH-KHNVĐDDSTT

V/v tuyên truyền cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số

lượt xem: 33 | lượt tải:23
Cổng TTĐT chuyển đổi số quốc gia
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Trang TTĐT huyện Ngọc Hồi
cổng-pháp-điển
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây