Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo cần nhớ về bệnh tay chân miệng

Thứ bảy - 02/03/2024 03:02 89 0
Bộ Y tế cho biết hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận 8.995 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên  Giang và Long An. So với cùng kỳ 2022 (12.649 ca mắc/1 ca tử vong) số mắc giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp; trong đó ghi nhận cao nhất tại miền Nam (6.204/2), miền Bắc (2.007/0), miền Trung (656/0), Tây Nguyên (130/1).
Ảnh minh họa (internet)
Ảnh minh họa (internet)

 

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

1860/TB-YTNH

THÔNG BÁO Kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, CN, LĐ, QL năm 2024

lượt xem: 17 | lượt tải:22

1872/YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 17 | lượt tải:23

1754-YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 34 | lượt tải:40

148/YTNH

QUYẾT ĐỊNH Về việc công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 18 | lượt tải:25

1687/YTNH-KHNVĐDDSTT

V/v tuyên truyền cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số

lượt xem: 38 | lượt tải:26
Cổng TTĐT chuyển đổi số quốc gia
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Trang TTĐT huyện Ngọc Hồi
cổng-pháp-điển
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây