TỶ LỆ THỪA CÂN - BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KON TUM NĂM 2024

Thứ năm - 14/11/2024 03:46 41 0
Nhóm tác giả: Trương Văn Phong, Đinh Thị Mai, Bùi Văn Tuyền, Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Thắm
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì của học sinh tại 4 trường tiểu học ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum  năm 2024. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân - béo phì của học sinh 4 trường tiểu học ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum  năm 2024.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Số liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua phát phiếu phỏng vấn 520 người chăm sóc học sinh tại 4 trường tiểu học trong địa bànc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024.
Kết quả: : Kết quả nghiên cứu cho thấy khảo sát 520 HS từ 6-11 tuổi tại 4 trường tiểu học ở huyện Ngc Hồi cho thấy có đến 122 HS bị TC-BP, chiếm tỷ lệ 23,5%, trong đó, có 77 HS thừa cân (14,8%) và 45 HS béo phì (8,7%). Kết quả phân tích thống kê cho thấy hai yếu tố “liên quan đến đặc điểm cá nhân của trẻ” và liên quan tới yếu tố gia đình trẻ” có liên quan có ý nghĩa thống kế đến tình trạng thừa cân béo phì của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn uống của trẻ với tình trạng TC-BP: Ăn nhanh (OR = 1,96); Thích các loại thức ăn ngọt (OR = 1,63). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố gia đình với thừa cân - béo phì: Dân tộc (OR=1,89); Nghề nghiệp; Bố bị TC-BP (OR=1,83); Gia đình hay đi  ăn ở quán ăn/nhà hàng (OR=1,45); số con trong gia đình và thứ tự sinh con của trẻ.
Kết luận: Tỷ lệ TC-BP ở HS tiểu học tại 4 trường của huyện Ngọc Hồi là(23,5%) trong đó : Tỷ lệ TC-BP ở HS nam (31,6%) cao hơn nữ (15,5%). HS là dân tộc Kinh bị TC- BP cao hơn dân tộc thiểu số (26,5% và 10,9%). Tỷ lệ TC-BP ở khu vực thành thị (33,8% ) cao hơn khu vực nông thôn (13,1%). Có có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn uống của trẻ với tình trạng TC-BP: Ăn nhanh (OR = 1,96); Thích các loại thức ăn ngọt (OR = 1,63) và Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố gia đình với thừa cân - béo phì: Dân tộc (OR=1,89); Nghề nghiệp; Bố bị TC-BP (OR=1,83); Gia đình hay đi  ăn ở quán ăn/nhà hàng (OR=1,45); số con trong gia đình và thứ tự sinh


Từ khoá: Tỷ lệ thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan đến tại 4 trường tiểu học của huyện  Ngọc Hồi.

THE RATE OF OVERWEIGHT AND OBESITY AMONG STUDENTS AND SOME RELATED FACTORS AT 4 ELEMENTARY SCHOOLS IN NGOC HOI DISTRICT, KON TUM PROVINCE IN 2024
Truong Van Phong, Dinh Thi Mai, Bui Van Tuyen, Tran Thi Hang, Nguyen Thi Tham

SUMMARY
Objectives: 1. To determine the prevalence of overweight and obesity among students at 4 elementary schools in Ngọc Hồi district, Kon Tum province in 2024. 2. To identify some factors related to the overweight and obesity status of students at 4 elementary schools in Ngọc Hồi district, Kon Tum province in 2024.
Method: A cross-sectional descriptive method with analysis was used, employing a quantitative research approach. Quantitative data were collected through questionnaires distributed to 520 caregivers of students at 4 elementary schools in Ngọc Hồi district, Kon Tum province in 2024.
Results: The research results show that a survey of 520 students aged 6-11 at 4 elementary schools in Ngọc Hồi district revealed that 122 students were overweight or obese, accounting for 23.5%. Among them, 77 students were overweight (14.8%) and 45 students were obese (8.7%). Statistical analysis indicated that two factors, "related to the child's personal characteristics" and "related to the child's family factors," were significantly associated with the child's overweight and obesity status. The study found a statistically significant relationship between children's eating habits and overweight/obesity status: eating quickly (OR = 1.96); preference for sweet foods (OR = 1.63). There was a statistically significant relationship between family factors and overweight/obesity: ethnicity (OR = 1.89); occupation; father being overweight/obese (OR = 1.83); family frequently eating at restaurants (OR = 1.45); number of children in the family and the birth order of the child.
Conclusion: The rate of overweight and obesity among elementary school students in four schools in Ngọc Hồi district is 23.5%, with the rate among male students (31.6%) being higher than that of female students (15.5%). Kinh ethnic students have a higher rate of overweight and obesity compared to ethnic minorities (26.5% and 10.9%, respectively). The rate in urban areas (33.8%) is higher than in rural areas (13.1%). There is a statistically significant correlation between children's eating habits and overweight and obesity: Fast eating (OR = 1.96); Preference for sweet foods (OR = 1.63). There is also a statistically significant correlation between family factors and overweight and obesity: Ethnicity (OR = 1.89); Occupation; Father being overweight or obese (OR = 1.83); Family frequently eating at restaurants (OR = 1.45); Number of children in the family and birth order.
Keywords: Overweight and obesity rates and some related factors in 4 elementary schools in Ngọc Hồi district.
ĐẶT VẤN ĐỀ

            Béo phì và thừa cân được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu và là nguyên nhân gây nên một số bệnh mãn tính không lây. Tỷ lệ thừa cân, béo phì (TC-BP) đã và đang tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả các nước đang phát triển và nước phát triển đã trở thành “đại dịch toàn cầu”,
        Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành ảnh hưởng tới sức khỏe, tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...) dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong. Việc điều trị thừa cân, béo phì mặc dù rất khó khăn và tốn kém nhưng có thể phòng ngừa. Do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế [55].
          Tuổi học đường đặc biệt lứa tuổi học sinh (HS) tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này.
.       Vậy nên câu hỏi cần đặt ra là: Tỷ lệ thừa cân béo phì và yếu tố liên quan ở các em học sinh tiểu học tại huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum bằng bao nhiêu? Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Tỷ lệ thừa cân - béo phì của học sinh và một số yếu tố liên quan tại 4 trường tiểu học ở  huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum năm 2024 với 2 mục tiêu chính:
          1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì của học sinh tại 4 trường tiểu học ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum  năm 2024.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân - béo phì của học sinh 4 trường tiểu học ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum  năm 2024
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Số liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua phát phiếu phỏng vấn 520 người chăm sóc học sinh tại 4 trường tiểu học trong địa bànc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum năm 2024.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu
Cỡ mẫu được áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu để ước lượng 1 tỷ lệ:
- Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang  được tính theo công thức:cong thuc 1
Trong đó:
  • n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu
  • α: là sai lầm loại I hay là độ chính xác trong nghiên cứu, chọn α=0,05
  • Z: Hệ số tin cậy. Với α=0,05 thì Z1-α/2=1,96.
 - p: Lấy p =0,091 tỷ lệ  học sinh thừa cân béo phì ở huyện Krông Pa, tỉnh Gai Lai [12].
  • d: Sai số dự kiến, d=0,035
  • DE: Hệ số thiết kế mẫu, lấy DE=2
Thay các giá trị vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu đưa vào nghiên cứu là 520.
Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.
  • Bước 1: Chọn trường theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Chia huyện Ngọc Hồi thành 2 tầng. Tầng 1 thuộc thị trấn, tầng 2 gồm các xã (7 xã)
+  Lập danh sách tất cả các trường tiểu học tại 2 tầng thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, vì số lượng trường ở thị trấn là 2 nên lấy để nghiên cứu và các xã là 7 nên bốc thăm ngẫu nhiên 2 trường  ở tầng 2. Vậy có 4 trường tiểu học được chọn vào nghiên cứu. Tại mỗi trường chọn ngẫu nhiên 130 HS.
        • Bước 2: Chọn lớp. Theo khảo sát, mỗi lớp có khoảng 20-30 HS nên số lớp dự kiến sẽ lấy là 5 lớp/trường và phân đều cho các khối (1 lớp/khối).Tại mỗi khối, lập danh sách tất cả các lớp, chọn ngẫu nhiên 1 lớp.
        • Bước 3: Chọn HS. Tại mỗi lớp đã chọn, từ danh sách lớp, chọn 26 HS theo thứ tự từ trên xuống đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu.
Trường hợp HS thuộc đối tượng loại trừ thì chọn HS kế tiếp trong danh sách. Nếu số lượng HS tại lớp được chọn không đủ cỡ mẫu thì chọn lớp kế tiếp trong danh sách của khối.
Biến số và chỉ số trong nghiên cứu
          - Thông tin về trẻ: tuổi, giới tính, lớp học, dân tộc, chiều cao, cân nặng.
          - Thông tin về gia đình, người chăm sóc trẻ: Nơi cư trú, quan hệ với trẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, cân nặng, chiều cao của cha, cân nặng mẹ, số con, thứ tự con, cân nặng lúc sinh, thời gian chăm sóc trẻ, theo dõi cân nặng, chiều cao.
          - Thói quen ăn uống của trẻ: Bữa ăn chính trong ngày, thức ăn trong bữa chính của trẻ sử dụng nhiều nhất, bữa ăn phụ trong ngày, thức ăn trong bữa phụ và đồ ăn vặt của trẻ, ăn bữa phụ trước khi ngủ; thời gian kết thúc ăn trong ngày; thói quen khi ăn của trẻ (tính háu ăn), tiếp cận quảng cáo, tiếp cận thức ăn nhanh, mức độ thích nước ngọt của trẻ, mức độ thích các loại thức ăn ngọt của trẻ, mức độ thích các loại thức ăn béo của trẻ, mức độ thích các loại đồ ăn nhanh của trẻ, gia đình đi ăn uống bên ngoài, khoảng bao lâu1 lần.
          - Thói quen hoạt động thể lực: Phương tiện đi học, chơi thể thao, thời gian chơi thể thao, xem tivi, ipad, smartphone, thời gian xem tivi, ipad, smartphone, chơi game, chơi điện tử, thời gian chơi game, chơi điện tử, thời gian trẻ bắt đầu đi ngủ vào buổi tối, thời gian ngủ ban đêm của trẻ.
          - Kiến thức của phụ huynh về phòng thừa cân, béo phì: Thực phẩm trong bữa ăn chính của trẻ, số bữa ăn trong ngày, nguyên nhân trẻ bị TC-BP, phòng thừa cân, béo phì cho trẻ, thực phẩm cho trẻ bị TC-BP, thực phẩm hạn chế ăn, chế độ vận động, ảnh hưởng của TC-BP.

Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

          Công cụ thu thập số liệu

    • Số liệu được thu thập bằng cách sử dụng phiếu điều tra nhân trắc học (phụ lục 1) và phỏng vấn cha, mẹ (hoặc người chăm sóc chính của trẻ) với bộ câu hỏi soạn sẵn (phụ lục 2). Phiếu điều tra nhân trắc học và bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, khung lý thuyết, tổng quan tài liệu và tham khảo một số nghiên cứu cùng chủ đề về TC-BP ở HS tiểu học.
    • Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 10 phụ huynh có con đang học tiểu học để đánh giá sự phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu.
    • Thu thập số đo nhân trắc trẻ sử dụng thước đo chiều cao di động MZ10042 và Cân đồng hồ điện tử Omron HN-286 có sai số 100g.
Phương  pháp thu thập số liệu
        • Thu thập số đo nhân trắc của trẻ gồm: nhân trắc (chiều cao, cân nặng), tuổi, giới, dân tộc (Phiếu điều tra thiết kế sẵn - phụ lục 1)
+ Chiều cao:Trẻ được đo chiều cao đứng.Trẻ đứng thẳng, mắt nhìn ra phía trước. Có 5 điểm chạm vào mặt thước: chẩm, vai, mông, bắp chân và gót. Số liệu chiều cao được ghi bằng “cm” với 1 số lẻ.
+ Cân nặng: Trẻ được cởi bỏ áo quần, chỉ giữ áo quần mỏng. Số liệu cân nặng được ghi bằng“kg”với 1 số lẻ. Thực hiện cân đo trẻ vào đầu tiết học đầu tiên và sau khi nghỉ ra chơi, trước khi vô lớp (sáng, chiều giống nhau).
+ Tuổi: Sử dụng số liệu trong học bạ của HS.Tuổi của HS được tính theo số tháng tuổi tại thời điểm nghiên cứu dựa theo bảng quy ước (bảng 1.2). Không chọn vào mẫu những HS dưới 72 tháng tuổi hoặc trên 143 tháng tuổi.
Bảng 1.2. Bảng tính tuổi quy ước
6 tuổi từ tròn 72 tháng đến 83 tháng
7 tuổi từ tròn 84 tháng đến 95 tháng
8 tuổi từ tròn 96 tháng đến 107 tháng
9 tuổi từ tròn108 tháng đến 119 tháng
10 tuổi từ tròn 120 tháng đến131tháng
11 tuổi từ tròn 132 tháng đến143 tháng
          Phương pháp: Gặp gỡ đối tượng khảo sát, thực thiện cân đo trẻ, đồng thời thu thập số liệu theo bộ câu hỏi được soạn sẵn trong phiếu phỏng vấn để thu thập các thông tin về một số yếu tố liên quan như: Các thói quen ăn uống của trẻ, tình trạng không tham gia các hoạt động thể lực, kiến thức của phụ huynh về phòngchống TC-BP cho trẻ.
Quy trình thu thập số liệu
- Nghiên cứu viên liên hệ với Phòng giáo dục xin giấy giới thiệu.
- Tổ chức đi tiền trạm lấy giấy đồng ý tham gia nghiên cứu, thống nhất kế hoạch và thời gian thu thập số liệu tại 4 trường được chọn.
- Điều tra thử trên 10 phụ huynh có con đang học tiểu học, xem xét rút kinh nghiệm và chỉnh sửa hoàn thiện bộ câu hỏi.
- Điều tra viên: là các viên chức tại các Trạm Y tế xã và thị trấn và các cộng sự đã được tập huấn trước khi triển khai nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập số đo nhân trắc 520 HS của 4 trường được chọn vào nghiên cứu.
        - Nhập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu về hoạt động thể lực
        - Sử dụng phương pháp hỏi ghi về hoạt động thể lực trong một tuần với ba mức độ: hoạt động thể lực mức độ nhẹ, hoạt động thể lực mức độ trung bình và hoạt động thể lực mức độ nặng, dựa vào bộ câu hỏi điều tra về hoạt động thể lực, loại hoạt động thể lực trẻ thường tham gia, số phút trung bình trong một ngày dành cho tổng số các hoạt động thể lực và tĩnh tại, mức độ gắng sức của trẻ khi tham gia các hoạt động thể lực sẽ được xác định.
        Mức độ hoạt động thể lực được xác định dựa trên khuyến nghị của WHO rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-17 tuổi nên tập trung bình ít nhất 60 phút mỗi ngày với cường độ từ trung bình đến nặng, nên kết hợp các hoạt động tăng cường cơ và xương, ít nhất 3 lần/tuần. Nên chỉ dành tối đa 120 phút/ngày cho các hoạt động tĩnh tại (xemtivi, chơi game, bấm điện thoại,…) [80].
        • Thu thập thông tin về hoạt động thể lực:
+ Ghi lại số lần thực hiện từng hoạt động thể lực trong một tuần (tính cả ở trường và ở nhà) với các mức: không bao giờ; 1-2 lần;3-4 lần;5-6 lần; ≥ 7lần;thời gian thực hiện mỗi lần là bao nhiều phút.
+ Hỏi và ghi mức độ hoạt động tại trường (giờ thể dục và giải lao) theo các mức độ: hoạt động bình thường (đi lại chậm, không chạy nhảy); hoạt động vừa phải (đi nhanh hoặc chạy nhảy); hoạt động tích cực (toát nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, thở mạnh).
        • Thu thập thông tin về các hoạt động tĩnh tại: hỏi và ghi các hoạt động, thời gian thực hiện hoạt động tĩnh (xem tivi, bấm điện thoại, chơi game, ngủ) .
        • Thu thập thông tin về động lực, rào cản đối với hoạt động thể lực: trẻ có thích hoạt động thể lực,chơi thể thao, tham gia các hoạt động không? Lý do tại sao thích và tại sao không thích.
- Tất cả các dụng cụ và kỹ thuật thu thập số liệu trong nghiên cứu được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho trẻ.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện cân trọng lượng, đo chiều cao. Điều tra người chăm sóc chính của HS dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn. Những câu hỏi này hoàn toàn phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, được sự chấp thuận của phụ huynh HS và không gây tổn hại nào về tin thần hay vật chất. Những thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật, kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, mà không sử dụng vào các mục đích khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố của học sinh theo trường và giới tính (n=520)

Trường Tần số Giới tính
Nam (n,%) Nữ (n,%)
Trường tiểu học Số I thị trấn 130 67 (51,5) 63 (48,5)
Trường tiểu học Số II thị trấn 130 66 (50,8) 64 (49,2)
Trường tiểu học Xã Đắk Xú 130 63 (48,5) 67 (51,5)
Trường tiểu học Xã Đắk Kan 130 60 (46,2) 70 (53,8)
Bảng 3.1 cho thấy sự phân bố về giới tính của HS tương đối đồng đều, với 256 nam (49,2%) và 264 nữ (50,8%).

Bảng 3.2. Đặc điểm chung của học sinh (n=520)

Đặc điểm Trường
Đắk  Xú
(n,%)
Đắk Kan
(n,%)
SỐ I
(n,%)
SỐ II
(n,%)
Tổng cộng
(n,%)




Tuổi
6 tuổi 12 (25,0) 14 (29,2) 10 (20,8) 12 (25,0) 48 (9,2)
7 tuổi 31 (29,0) 26 (24,3) 30 (28,0) 20 (18,7) 10 (20,6)
8 tuổi 20 (20,2) 23 (23,2) 24 (24,2) 32 (32,3) 99 (19,0)
9 tuổi 32 (31,1) 26(25,2) 24 (23,3) 21 (20,4) 103 (19,8)
10 tuổi 15 (14,2) 28(26,4) 32 (30,2) 21 (19,8) 106 (20,4)
11 tuổi 20 (35,1) 13(22,8) 10 (17,5) 14 (24,6) 57 (11,0)
Dân tộc Kinh 90 (21,8) 101 (24,5) 112 (27,1) 109 (26,4) 412 (79,24)
DTTS 40 (37,1) 29 (26,8) 18 (16,6) 21 (19,4) 108 (20.76)
Nơi trú Thị trấn 1 (0,4) 1 (0,4) 130 (49,8) 129 (49,4) 261 (50,2)
Nông thôn 129 (49,8) 129 (49,8) 00.0 1(0,4) 259 (49,8)
Có sự phân bổ không đồng đều về tuổi của HS trong nghiên cứu, cụ thể: 6 tuổi chiếm 9,2%, 7 tuổi chiếm 20,6%, 8 tuổi chiếm 19,0%, 9 tuổi chiếm 19,8%, 10 tuổi chiếm 20,4% và 11 tuổi chiếm 11,0%. HS là dân tộc kinh chiếm 79,24%, còn lại (20,76%) là dân tộc thiểu số. Có 50,2 HS cư trú ở tại thị trấn và 49,8% cư trú tại nông thôn.

Bảng 3.3. Đặc điểm chung của người chăm sóc trẻ

Thông tin chung của người chăm sóc trẻ Tần số (n=520) Tỷ lệ (%)

Quan hệ với trẻ
Cha 166 31,9
Mẹ 339 65,2
Khác (ông, bà nội ngoại,…) 15 2,9
 Trình độ học vấn chữ 5 1,0
Tiểu học 38 7,3
THCS 82 15,8
THPT 152 29,2
Trung cấp trở lên 243 46,7
Nghề nghiệp  Cán bộ,viên chức 170 32,7
Công nhân 51 9,8
Nông dân 106 20,4
Buôn bán 137 26,3
Khác 56 10,8
Dân tộc Kinh 419 80,6
Thiểu số 101 19,4
Bảng 3.3 cho thấy có 65,2% mẹ, 31,9% cha và 2,9% khác tham gia trả lời phỏng vấn. TĐHV của cha/mẹ/NCS chính của HS cao nhất là từ trung cấp trở lên với 46,7% và thấp nhất là mù chữ với 1,0%. Nghề nghiệp của cha/mẹ/NCS chính chiếm 20,4% là nông dân, cán bộ viên chức chiếm 32,7%, buôn bán chiếm 26,3% và thấp nhất là công nhân với 9,8%. Cha/mẹ/NCS chính có dân tộc kinh chiếm đa số với 80,6% và dân tộc thiểu số chiếm 19,4%.

Bảng 3.4. Kiến thức của cha/mẹ/NCS chính về phòng chống TC-BP

TT Kiến thức Tần số Tỷ lệ %
Các nhóm thực phẩm trẻ cần ăn trong mỗi bữa ăn (n=520)
1 Chất đạm, chất béo 239 45,9
2 Vitamin và khoáng chất 223 42,9
3 Chất bột đường 151 29,0
Số bữa ăn mỗi ngày nên ăn (n=520)
1 3 bữa ăn chính và 1bữa ăn phụ 360 69,2
2 Ăn càng nhiều bữa càng tốt 29 5,6
3 Không biết 131 25,2
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị TC-BP (n=520)
1 Ăn dư năng lượng và các chất dinh dưỡng so với khuyến nghị 167 32,1
2 Ăn quá nhiều chất béo, ngọt, ăn vặt, ăn nhiều thức ăn nhanh 229 44,0
3 Ít tham gia các hoạt động thể lực 210 40,4
4 Xem tivi/chơi game nhiều giờ trong ngày 105 20,2
Làm thế nào để phòng TC-BP cho trẻ (n=520)
1 Ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng so với khuyến nghị 234 45,0
2 Tăng cường vận động 261 50,2
3 Hạn chế ăn các bữa ăn đêm trước khi đi ngủ 241 46,3
4 Không nên dự trữ bánh, kẹo, nước ngọt trong nhà 163 31,3
5 Không biết/không trả lời 00 0,0
Những loại thức ăn trẻ bị TC-BP nên ăn (n=520)
1 Trái cây, rau xanh 200 38,5
2 Thịt nạc/thịt gia cầm 138 26,5
3 Cá và hải sản 170 32,7
4 Thực phẩm giàu béo, ngọt, tinh bột, thức ăn nhanh 8 1,5
Chế độ vận động của trẻ TC-BP (n=520)
1 Tăng cường vận động (tập thể dục,chơi đùa,…) 168 32,3
2 Làm việc nhà 162 31,2
3 Hạn chế vận động 0 0,0
4 Không nên tập thể dục vì làm trẻ mệt 0 0,0
TC-BP có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không (n=520)
1 360 69,2
2 Không 160 30,8
Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào (n=360)
1 Ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, tâm lý trẻ 197 54,7
2 Rối loạn lipid máu,dễ bị mắc các bệnh tim mạch 0 0,0
Nếu thấy con bị TC-BP thì cho trẻ ăn như thế nào(n=520)
1 Hạn chế 363 69,8
2 Theo ý thích 139 26,7
3 Không trả lời 18 3,5
Nếu hạn chế thì hạn chế loại thức ăn nào (n=363)
1 Cơm, bánh mì, phở, bún, thịt mỡ 179 49,3
2 Bánh kẹo, nước ngọt 208 57,3
3 Sữa và các sản phẩm của sữa 82 22,9
4 Thịt nạc, rau xanh, hoa quả 3 0,8
5 Hạn chế tất cả 9 2,5
             
Bảng 3.4 cho thấy, có 42,9% phụ huynh cho biết trẻ nên ăn vitamin và chất khoáng trong bữa chính, nên ăn chất béo và đạm là 45,9%và có 29,0% phụ huynh trả lời cần cho ăn chất bột, đường trong bữa ăn chính. Có 69,2%phụ huynh cho biết trẻ nên ăn 3 bữa chính và 25,2% phụ huynh không biết trẻ cần ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày là tốt.
Về nguyên nhân dẫn đến TC-BP ở trẻ, có 32,1% phụ huynh cho biết là do ăn dư năng lượng và các chất dinh dưỡng so với khuyến nghị; 44,0% do ăn quá nhiều chất béo, ngọt, ăn vặt, ăn nhiều thức ăn nhanh; 40,4% cho rằng do ít tham gia các hoạt động thể lực và 20,2% do xem tivi hoặc chơi game nhiều giờ trong ngày.
Về phòng TC-BP cho trẻ, có 45,0% người được hỏi cho rằng cần ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng so với khuyến nghị; 50,2% cho rằng cần tăng cường vận động; 46,3% nên hạn chế ăn các bữa ăn đêm trước khi đi ngủ; 31,3% cho rằng không nên dự trữ bánh, kẹo, nước ngọt trong nhà.
Đối với những loại thức ăn trẻ TC-BP nên ăn, có 38,5% phụ huynh chọn rau xanh, trái cây; 26,5% chọn thịt nạc/thịt gia cầm; 32,7% chọn cá và hải sản. Có 51,2% phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh; 50,6% cho rằng cần hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, bánh kẹo ngọt.
Về chế độ vận động của trẻ TC-BP, có 32,3% phụ huynh cho rằng trẻ nên tăng cường vận động (tập thể dục, chạy nhảy,...), 31,2% cần làm việc nhà. Có 360 phụ huynh được hỏi cho rằng TC-BP có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (69,2%). Trong đó, có 54,7% phụ huynh cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, ảnh hưởng tâm lý trẻ; không có phụ huynh nào biết TC-BP sẽ gây rối loạn lipid máu, dễ mắc các bệnh tim mạch hoặc không biết ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như thế nào.
Có 72,3% phụ huynh sẽ hạn chế cho trẻ ăn và 27,7% phụ huynh cho trẻ ăn theo ý thích. Trong số các phụ huynh chọn hạn chế cho trẻ ăn khi thấy trẻ bị TC-BP, có 49,3% cho rằng cần hạn chế ăn cơm, bánh mì, phở, bún, thịt mỡ; 57,3% hạn chế bánh kẹo, uống nước ngọt; 22,9% cho rằng cần hạn hế sữa và các sản phẩm của sữa, 2,5% phụ huynh chọn hạn chế tất cả và 0,8% chọn hạn chế thịt nạc, rau xanh, hoa quả.
 
 

Tình trạng thừa cân - béo phì của học sinh tiểu học

 Tỷ lệ thừa cân – béo phì chung
bieu do 1

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ TC-BP của học sinh tiểu học toàn mẫu nghiên cứu

Kết quả cho thấy có 122 HS bị TC-BP, chiếm tỷ lệ 23,5%, trong đó có 77 HS thừa cân (14,8%) và 45 HS béo phì (8,7%).

Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân – béo phì của học sinh phân bố theo tuổi

Tuổi Số lượng Không TC/BP
n (%)
Thừa cân
n (%)
Béo phì
n (%)
TC-BP
n (%)

P
6 48 37 (77,1) 7 (14,6) 4 (8,3) 11 (22,9) >0,05
7 107 80 (74,8) 17(15,9) 10 (9,3) 27 (25,2)
8 99 75 (70,8) 14(14,1) 10 (5,1) 24 (19,2)
9 103 81 (78,6) 14 (13,6) 8 (7,8) 22 (21,4)
10 106 82 (77,4) 16 (15,1) 8 (7,5) 24 (22,6)
11 57 43 (75,4) 9 (15,8) 5 (8,8) 14 (24,6)
Tổng 520 398 (76,5) 77 (14,8) 45 (8,7) 122 (23,5)

Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ TC-BP của HS là 23,5% (trong đó, tỷ lệ thừa cân là 14,8% và béo phì là 8,7%). Nhóm HS 7 tuổi có tỷ lệ TC-BP cao nhất với 25,2% và thấp nhất là HS 8 tuổi với 19,2%. Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ TC-BP giữa các nhóm tuổi.

Bảng 3.6. Tỷ lệ TC-BP của học sinh theo trường (n=520)

Trường Thừa cân béo phì P
Không
n (%)

n (%)
Trường tiểu học xã Đắk Xú 113 (86,9) 17 (13,1) <0,001
Trường tiểu học xã Đắk Kan 115 (88,5) 15 (11,5)
Trường tiểu học số 1 84 (64,6) 46 (35,4)
Trường tiểu học số 2 86 (66,2) 44 (33,8)
Tổng 398 (76,5) 122 (23,5)  
Bảng 3.6 cho thấy HS trường tiểu học số 1 thị trấn Plêi Kần có tỷ lệ TC-BP cao nhất với 35,4% và tỷ lệ TC-BP thấp nhất ở HS trường tiểu học xã Đắk  Kan với 11,5%. Đối với tình trạng béo phì, tỷ lệ béo phì của HS các trường số 2 Thị trấn Plêi Kần và trường tiểu học xã Đắk Xú lần lượt là 33,8%; 13,1%.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng TC-BP của học sinh tiểu học

 Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân trẻ

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân trẻ với tình trạng TC-BP của trẻ

Yếu tố Tổng Thừa cân, béo phì OR
(95%CI); p
Có n (%) Không n (%)
Giới tính        
Nam 256 81 (31,6) 175 (68,4) 2,52 (1,31-4,26)
p<0,05
Nữ 264 41 (15,5) 223 (84,5)
Khu vực        
Thành thị 260 88 (33,8) 172 (66,2) 3,41 (1,42-5,14)
p<0,001
Nông thôn 260 34 (13,1) 226 (86,9
Kết quả bảng 3.7 cho thấy HS nam có tỷ lệ TC-BP cao hơn HS n]x, với tỷ lệ tương ứng là 31,6% và 15,54%.  HS sống ở thị trấn có tỷ lệ TC-BP cao hơn ở HS sống ở nông thôn (33,8% và 13,1%).

Yếu tố thói quen ăn uống của trẻ

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ăn bữa phụ và thời gian kết thúc bữa tối của trẻ với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Ăn bữa phụ (n=520)   1,72 (1,63-1,98)
p>0,05
303 83 (27,4) 220 (72,6)
Không 217 39 (18,0) 178 (82,0)
Thời gian kết thúc bữa ăn tối (n=520) 1,18 (0,81-1,73)
p>0,05
Sau 20 giờ 149 38 (25,5) 111 (74,5)
Trước 20 giờ 371 84 (22,6) 287 (77,4)
Bảng 3.8 cho thấy có không mối liên quan thống kê giữa 2 yếu tố: Ăn bữa phụ; và thời gian kết thúc bữa tối với tình trạng TC- BP của trẻ, p>0,05.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thức ăn trong bữa ăn chính, bữa phụ của trẻ với tình trạngTC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p
 

n (%)
Không
n (%)
 
Thức ăn trẻ thích ăn trong bữa chính (n=520)  
Đạm (thịt, 239 58 (24,3) 181 (75,7) 1,08 (0,75-2,61)  
trứng, cá) Không 281 64 (22,8) 217 (77,2) p>0,05  
Béo (mỡ/ món 76 24 (31,6) 52 (68,4) 1,63 (0,78-2,62)  
Không 444 98 (22,1) 346 (77,9)  
Xào ,rán) p>0,05  
Vitamin (rau, Không 338 88 (26,0) 250 (74,0) 1,53 (0,86-2,21)  
củ, quả,...) 182 34 (18,7) 148 (81,3) p>0,05  
Đường bột 169 48 (28,4) 121 (71,6) 1,48 (0,74-2,74)  
(cơm, cháo,...) Không 351 74 (21,1) 277 (78,9) p>0,05  
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy các thức ăn trẻ thích ăn trong bữa ăn chính như thịt, cá, trứng, rau, củ, cơm, cháo, món xào, rán hoặc thức ăn trong các bữa ăn phụ không liên quan thống kê đến tình trạng TC-BP của trẻ.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sở thích ăn uống của trẻ với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Đặc điểm khi ăn (n=520) 2,02 (1,12-3,54)
p<0,05
Ăn nhanh 70 25 (35,7) 45 (64,3)
Ăn chậm, bình thường 450 97 (21,6) 353 (78,4)
Thích các loại thức ăn ngọt (n=520) 2,35 (1,14-2,69)
p<0,05
Thích 99 37 (37,4) 62 (62,6)
Không thích 421 85 (20,2) 336 (79,8)
Thích các loại thức ăn béo (n=520) 1,13 (0,67-1,98) p>0,05
Thích 139 35 (25,2) 104 (74,8)
Không thích 381 87 (22,8) 294 (77,2)
Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm ăn nhanh, thích các loại thức ăn ngọt với tình trạng TC-BP. Những trẻ ăn nhanh khả năng thừa cân béo phì cao gấp 1,65 lần những trẻ ăn chậm, ăn bình thường; những trẻ thích ăn đồ ngọt khả năng thừa cân béo phì cao gấp 1,1 lần những trẻ không thích ăn đồ ngọt.

 Hoạt động thể lực của học sinh

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa chơi thể thao, phương tiện đến trường với tình trạng TC-BP của trẻ

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Chơi thể thao (n=520) 1,03 (0,75-2,01) p>0,05
Không 329 78 (23,7) 251 (76,3)
191 44 (23,0) 147 (77,0)
Phương tiện đi học (n=520) 1,53 (0,81-2,42) p>0,05
Được đưa đón 367 94 (25,6) 273 (76,3)
Đi bộ, đi xe đạp 153 28 (18,3) 125 (81,7)
Có 329 HS không chơi các môn thể thao trong giờ nghỉ  và 367 HS được phụ huynh đưa đón khi đi học. Tỷ lệ TC-BP của HS lần lượt là 23,7%  và 25,6%. Mối liên quan giữa chơi thể thao và phương tiện đi học với tình trạng TC-BP không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian chơi game, xemtivi/ipad/smartphone của trẻ với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng 𝑋̅ ± 𝑆𝐷 p
Thời gian chơi điện tử
TC-BP 66 27,00 ± 13,32
>0,05
Không TC-BP 84 31,61 ± 14,23
Tổng cộng 150 29,58 ± 13,98
Thời gian xem tivi, ipad, samrtphone  
TC-BP 158 40,41 ± 22,12 >0,05
KhôngTC-BP 208 39,81 ± 20,04
Tổng cộng 366 40,07 ± 20,93
Thời gian trung bình chơi điện tử là 29,58 ± 13,98, Xem tivi ipad smartphne là 40,07 ± 20,93. Mối liên quan giữa thời gian chơi điện tử, xem tivi, Ipad, smartphone, chơi thể thao với tình trạng TC-BP không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian ngủ của trẻ với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Thời gian trẻ đi ngủ buổi tối (n=520) 0,59 (0,54-1,47) p>0,05
Sau 21 giờ 166 29 (17,5) 137 (82,5)
Trước 21giờ 354 93 (26,3) 261 (73,7)
Tổng thời gian ngủ ban đêm của trẻ (n=520) 0,68 (0,46-1,75)
p>0,05
≤8 tiếng/đêm 173 33 (19,1) 140 (80,9)
>8 tiếng/đêm 347 89 (25,6) 258 (74,4)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa thời gian ngủ của trẻ với tình trạng TC-BP không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Yếu tố gia đình với thừa cân-béo phì của học sinh

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa dân tộc, nghề ghiệp, trình độ học vấn và chỉ số BMI của cha/mẹ/NCSC với tình trạng TC-BP của trẻ


Yếutố
Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Dân tộc Kinh 419 111 (26,5) 308 (73,5) 2,95 (1,39-7,14)
p<0,05
Thiểu số 101 11 (10,9) 90 (89,1)
Nghề nghiệp Khác 414 107 (25,8) 307 (74,2) 2,11 (1,13-3,16)
p<0,05
Nông dân 106 15 (14,2) 91 (85,8)
Trình độ
học vấn
≥ THPT 395 99 (25,1) 296 (74,9) 1,50 (0,80-2,05)
p>0,05
≤ THCS 125 23 (18,4) 102 (81,6)
Bố  bị TC-BP 239 71 (29,7) 168 (70,3) 1,90 (1,28-2,69) p<0,01
Không 281 51 (18,1) 230 (81,9)
Mẹ bị TC-BP 164 40 (24,4) 124 (75,6) 1,08 (0,74-1,87) p>0,05
Không 356 82 (23,0) 274 (77,0)
Cả bố và mẹ bị TC- BP 79 20 (25,3) 59 (74,7) 1,12 (0,71-1,87) p>0,05
Không 441 102 (23,1) 339 (76,9)
          Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc, nghề nghiệp và bố bị TC-BP với tình trạng TC-BP của trẻ: Những trẻ bố mẹ là người dân tộc Kinh khả năng thừa cân béo phì cao gấp 2.43 lần người DTTS; những trẻ bố mẹ làm nghề nghiệp khác (cán bộ công chức viên chức, nội trợ,…) khả năng bị thừa cân béo phì cao gấp 1,82 lần trẻ có bố mẹ làm nông; những trẻ bố bị TC-BP thì khả năng trẻ bị thừa cân béo phì cao gấp 1,64 lần trẻ có bố không bị TC-BP, các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ và gia đình hay đi ăn ở quán ăn/nhà hàng với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ (n=520) 2,06 (1,11-2,45) p<0,05
288 85 (29,5) 203 (70,5)
Thỉnh thoảng 232 37 (15,9) 195 (84,1)
Gia đình hay đi ăn ở quán ăn/nhà hàng (n=520) 1,08 (0,87-2,35) p>0,05
201 49 (24,4) 152 (75,6)
Không 319 73 (22,9) 246 (77,1)
Có mối liên quan giữa theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ và gia đình hay đi ăn ở quán ăn/nhà hàng với tình trạng TC-BP là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng, chốngTC-BP của cha/mẹ/người chăm sóc chính với tình trạng TC-BP của trẻ

Kiến thức Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Không đạt 360 103 (28,6) 257 (71,4) 2,97 (1,14-7,52) p<0,05
Đạt 160 19 (11,9) 141 (88,1)
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống TC-BP của cha/mẹ/NCSC với tình trạng TC-BP của trẻ (p<0,05).

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ, số con trong gia đình, thứ tự sinh của trẻ với tình trạng TC-BP của trẻ

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Cân nặng khi sinh của trẻ (n=368)  
>3.000 gam 254 60 (23,6) 194 (76,4) 1,01 (0,76-2,45) p>0,05
≤3.000 gam 266 62 (23,3) 204 (76,7)
Số con trong gia đình (n=520)  
≤ 2 con 433 101 (23,3) 332 (76,7) 0,95 (0,87-2,82)
p>0,05
≥ 3con 87 21 (24,1) 66 (75,9)
          Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa cân nặng và số con trong gia đình với tình trạng TC-BP của trẻ, p>0,05.
 
 

Yếu tố kinh tế xã hội

Bảng 3.18. Liên quan giữa tiếp cận quảng cáo,thức ăn nhanh và hình thức học của trẻ với tình trạng TC-BP

Yếu tố Tổng Thừa cân béo phì OR
(95%CI); p

n (%)
Không
n (%)
Thích xem quảng cáo về thức ăn nhanh (n=520)  
222 56 (25,2) 166 (74 8) 1,18 (0,71-2,124 p>0,05
Không 298 66 (22,1) 232 (77,9)
Tiếp cận thức ăn nhanh dễ dàng (n=520)  
304 75 (24,7) 229 (75,3) 1,17 (0,83-2,78) p>0,05
Không 216 47 (21,8) 169 (78,2)
Không có mối liên quan giữa tiếp cận quảng cáo, thức ăn nhanh và hình thức học của trẻ với tình trạngTC-BP (p>0,05).

BÀN LUẬN

 

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thừa cân, béo phì đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn tỉ lệ TC-BP ở trẻ em nói chung và HS tiểu học nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh, đây là điều khó tránh khỏi trong xu thế phát triển của xã hội. Ngọc Hồi là một trong những huyện phát triển nhanh với đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa, với những thức ăn giàu năng lượng sẵn có, lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực… dẫn đến tăng tỉ lệ TC-BP. Trong số 520 HS tiểu học từ 4 trường tiểu học tại huyện Ngọc Hồi được chọn vào nghiên cứu cho thấy có sự phân bố tương đối đồng đều giữa nam (49,2%) và nữ (50,8%) (Bảng 3.1).
Sự phân bố về tuổi là không đồng đều, trong đó thấp nhất là HS 6 tuổi (9,2%) và nhiều nhất là HS 7 tuổi (20,6%). Qua khảo sát thấy tỉ lệ HS ở vùng nông thôn (49,8%) và thành thị (50,2%) là tương đương nhau. Huyện Ngọc Hồi mặc dù rất đa dạng về nên văn hóa vùng miền cũng như dân tộc thiểu số (40 dân tộc anh em) nhưng số HS là dân tộc kinh chiếm đại đa số với 79,24% và dân tộc thiểu số chỉ chiếm 20,76% (Bảng 3.2).
Trình độ học vấn của cha/mẹ/NCS trẻ phần lớn đều từ trung cấp trở lên (46,7%) có những hiểu biết nhất định, bên cạnh đó vẫn còn một số ít mù chữ chiếm khoảng 1%. Nghề nghiệp chính của người chăm sóc trẻ chủ yếu là cán bộ viên chức (32,7%), công nhân (9,8%), nông dân (20,4%), buôn bán (26,3%) còn lại là (10,8%). Qua đó có thể thấy gián tiếp được các bậc phụ huynh đều có kinh tế ổn định để chăm sóc con trẻ (Bảng 3.3).
Hiểu biết của bậc phụ huynh về chế độ ăn và chăm sóc trẻ là rất quan trọng. Hầu hết đều nhận thức và biết các những loại thức ăn nên cho trẻ ăn và các loại cần hạn chế, tuy nhiên vẫn còn 1 số các bậc phụ huynh có những hiểu biết sai lệch. Cụ thể có đến 25,2% phụ huynh không biết trẻ cần ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày là tốt 27,7% phụ huynh cho trẻ ăn tùy thích mặc dù thấy trẻ bị TC-BP. Các bậc phụ huynh của trẻ đều biết đến các nguyên nhân dẫn đến tình trạng TC-BP của trẻ và phòng tránh TC-BP cho trẻ nhưng chưa được đầy đủ.

 Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh

Trên kết quả khảo sát 520 HS từ 6-11 tuổi tại 4 trường tiểu học ở huyện Ngoc Hồi cho thấy có đến 122 HS bị TC-BP, chiếm tỷ lệ 23,5%, trong đó, có 77 HS thừa cân (14,8%) và 45 HS béo phì (8,7%). Tỷ lệ TC-BP trong nghiên cứu này kết quả của một số nghiên cứu khác trên thế giới: D.Albuquerque và cộng sự nghiên cứu ở Bồ Đào Nha năm 2011 tỷ lệ TC-BP ở trẻ 6-12 tuổi là 33%; ở thành phố PortSaid - Ai Cập năm 2011 có 31,2% HS tiểu học bị TC-BP; tại Thổ Nhĩ Kỳ 33% trẻ 6-14 tuổi TC-BP. Tại thành phố Bahir Dar - Ethiopia (2016) tỷ lệ TC-BP ở 6-12 tuổi là 11,9% [47]; nghiên cứu của Osama Abdelkarim và cộng sự ở HS 6-11 tuổi tại thành phố Assiut-Ai Cập (2014-2015) tỷ lệ TC-BPlà 12,28% [57]; ở Nepal năm 2018 tỷ lệ TC-BP của HS tiểu học là 20,0% [64]; ở Giang Tô - Trung Quốc năm 2017 tỷ lệ này là 26,9% và 15,44% HS tiểu học Iran (2018) [39].
Tỷ lệ TC-BP ở HS tại thành phố Bắc Ninh năm 2016 tỷ lệ TC-BP là 27,3% [7]; nghiên cứu HS 6-10 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 có tỷ lệ TC-BP là 17,5% thấp hơn rất nhiều so với HS tiểu học của huyện Ngọc Hồi [18]; 21,3% là tỷ lệ TC-BP ở TP Hải Phòng (2012) ở HS tiểu học [51]; tại thành phố Cà Mau (2016) tỷ lệ này là 19,17% [4]. Ở thị xã Tây Ninh năm 2009 tỷ lệ này là 34%; tại thành phố Thái Nguyên năm 2019 nghiên cứu ở trường tiểu học Đội Cấn tỷ lệ TC- BP là 33% [17].
Như vậy, tỷ lệ TC-BP của HS ở một số trường tiểu học ở huyện Ngọc Hồi là 23,5% tương đồng với các nước đang phát triển và một số thị trấn ở trong nước. Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế phát triển người dân có điều kiện chăm lo bữa ăn gia đình, mặt khác hiện nay xu hướng trẻ em ở các thành thị ít vận động, điều này cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hớn nhiều so với các nghiên cứu ở các thành phố lớn: tại Hà Nội (2013) có tỷ lệ TC-BP là 39,3% [6] năm 2017 tỷ  lệ này là 41,7% và năm 2018 là 44,7% [11]; năm 2017 tại quận Bình Thủy, thành phần. Cần Thơ tỷ lệ TC-BP của HS tiểu học là 46,2% [8]. Sự gia tăng đột biến này một phần có thể do tốc độ phát triển của huyện Ngọc Hồi, nơi có nhiều đồ ăn uống nhanh như, nước uống có ga, đồ ăn nhanh… đã làm thay đổi môi trường sống, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của người dân, … làm gia tăng tỷ lệ TC-BP ở HS tiểu học.
Sự phân bố tỷ lệ thừa cân– béo phì theo tuổi ở HS tiểu học không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm tuổi. Khi so sánh 2 giới nam và nữ thấy tỷ lệ TC-BP ở nam 31,6% cao hơn nữ 15,5%, kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Xuân tại thành phố Bắc Ninh năm 2016 với tỷ lệ TC-BP ở trẻ nam là 36,4% và ở trẻ nữ là 18%. Nghiên cứu tại trường tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng) năm 2021, tỷ lệ TC-BP ở HS nam và nữ lần lượt là 33,49% và 15,81% [2]. Nghiên cứu tại một số nước khác cũng cho kết quả tương đồng, như ở Nepal năm 2017 thấy tỷ lệ TC- BP ở HS nam từ 6-13 tuổi là 29,6% cao hơn HS nữ là 20,6% [43]. Điều này có thể giải thích một phần do vai trò yếu tố nội tiết nam có ưu thế hơn trong sự tăng trưởng của trẻ, một phần do ý thức giữ gìn dáng vóc của trẻ nữ được cha mẹ và bản thân quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, có thể do hậu quả từ tư tưởng “trọng nam” của xã hội Phương Đông nói chung cũng như Đông Nam Á nói riêng. Trong đó huyện Ngọc Hồi cũng chịu ảnh hưởng từ hậu quả trên, thích con trai “nối dõi tông đường” nên trẻ trai được chăm sóc, chiều chuộng hơn con gái trong cả đời sống và ăn uống khiến tỷ lệ TC-BPở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ TC-BP ở trẻ dân tộc kinh cao hơn so với trẻ dân tộc thiểu số (26,5% và 10,9%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu khác về tỷ lệ TC-BP ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Trong tổng số 520 HS tham gia nghiên cứu, có 260 HS ở khu vực thành thị, và 260 HS ở khu vực nông thôn, thì  tỷ lệ TC-BP ở 2 khu vực này có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ TC-BP của HS sống ở khu vực thành thị là 33,8% cao hơn so với khu vực nông thôn là 13,1%. Kết quả nghiên cứu này cũng gần  tương đồng với các nghiên cứu khác, theo tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2019 - 2020), tỷ lệ TC-BP khu vực thành thị là 26,8%, khu vực nông thôn là 18,3% [10]. Đồng thời cũng phù hợp với tỷ lệ TC-BP của các trường tiểu học tại trung tâm thành phố cao hơn so với các trường tiểu học ở ngoài trung tâm thành phố. Trong số 4 trường tiểu học nghiên cứu, thì trường tiểu học số 1 thị trấn Plêi Kần có tỷ lệ TC-BP cao nhất (35,4%), đây cũng là trường học tại trung tâm của thị trấn, có số HS sống tại thị trấn chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngược lại, ở khu vực ngoại thành, Trường tiểu học xã Đắk Xú có số HS sống  tại vùng nông thôn cao nhất, tỷ lệ TC-BP thấp nhất với 17,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Nghiên cứu này phù hợp với kết quả quan sát của Trần Thị Xuân Ngọc (tỷ lệ TC-BP ở các trường tiểu học thuộc các quận trung tâm như Nguyễn Du (19%), Hoàng Diệu (15,5%) có tỷ lệ cao hơn các trường ở các quận/huyện xa trung tâm Hà Nội như trường Tứ Liên (2,8%) và Kim Chung (1,3%)) [21] và nhiều nghiên cứu khác đều có tỷ lệ TC-BP ở khu vực thành thị/nội thành cao hơn khu vực nông thôn/ngoại thành [8], [11], [7]. Lý giải cho điều này có thể là do sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ ở vùng thành thị khác với nông thôn. Trẻ em vùng  nông thôn thường có bữa ăn cân bằng, đa dạng rau xanh hơn, ít ăn thức ăn đóng sẵn hơn so với trẻ em thành thị. Ngược lại trẻ em thành thị lại có xu hướng ăn đồ ăn nhanh hơn, dùng thức uống có đường nhiều hơn do sự bày bán sẵn có ở các của hàng tạp hóa/siêu thị/chợ hơn nông thôn. Mặt khác, do sự khá giả về thu nhập nên trẻ em thành thị thường được cho tiền tiêu vặt nhiều hơn do vậy hay có những bữa ăn phụ, ăn vặt nhiều hơn trẻ nông thôn. Trong khi đó tại thành thị, trẻ em lại thiếu không gian cho các hoạt động vận động thể chất hơn so với ở nông thôn, do vậy chúng thường hướng tới các hoạt động giải trí ít vận động như xem tivi, điện thoại, chơi điện tử, máy tính hơn do đó có trẻ ở khu vực này dễ mắc TC-BP hơn so với trẻ ở khu vực nông thôn.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng TC-BP của học sinh tiểu học

 Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân của trẻ

 Liên quan đến thói quen ăn uống của trẻ

Như chúng ta đã biết năng lượng dự trữ trong cơ thể là hiệu số của năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, người ta thường sử dụng cân nặng cơ thể để đánh giá sự cân bằng này. Khi cân bằng này dương tính có nghĩa là năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao dẫn đến cơ thể tăng cân. Ngược lại, khi cân bằng này âm tính nghĩa là năng lượng ăn vào nhỏ hơn năng lượng tiêu hao và giảm cân. Như vậy, cơ thể có khả năng bị TC-BP khi cân bằng năng lượng dương tính xảy ra. Các thức ăn giàu chất béo thường tạo cảm giác ngon miệng khi ăn nên người ta thường ăn quá nhiều mà không biết. Các chất Protein, Lipid, Glucid khi vào trong cơ thể đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không chỉ ăn nhiều thịt mỡ mới gây TC-BP, nếu chúng ta ăn quá nhiều chất ngọt và chất bột đường đều có thể gây TC-BP. Nhiều nghiên cứu ở đối tượng là trẻ em nhận thấy trẻ TC-BP thường háu ăn, ngày ăn nhiều bữa, thích ăn đồ béo, thức ăn chế biến sẵn, công nghiệp, thích uống nước có ga, có đường…
Qua nghiên cứu nhận thấy rằng có nhiều yếu tố của thói quen ăn uống như: thích các loại thức ăn ngọt và ăn nhanh đều dẫn đến tình trạng TC-BP. Điều này tương đồng với các nghiên cứu khác như: kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Xuân thấy trẻ ăn nhiều thịt động vật chứa mỡ dễ gây ra TC-BP gấp 12,4 lần, thích nước ngọt nguy cơ TC-BP gấp 3,2 lần và nguy cơ TC-BP là 2,6 lần với trẻ thích kẹo bánh ngọt [27]. Ở nghiên cứu của chúng tôi chưa chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê của các yếu tố như trẻ ăn nhiều bữa ăn phụ, dùng bữa tối sau 20 giờ, ăn đêm sau 21giờ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như: Nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ của Ayyildiz cho thấy có 29,8% HS bị thừa cân ăn thêm 1 bữa phụ và 31,5% HS bị béo phì ăn thêm 2 bữa phụ [28]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh nhận thấy hầu hết các trẻ TC-BP đều ăn nhiều bữa phụ [11]. Nghiên cứu của Trịnh Thị HuyềnTrang chỉ ra rằng khi trẻ dùng bữa tối sau 20 giờ có tỷ lệ TC-BP cao hơn (68,9%) so với trẻ ăn tối trước 20 giờ (39,0%)(p<0,05) [19]. Theo Đỗ Mạnh Cường nguy cơ thừa cân là 3,85 lần ở những trẻ có thói quen ăn đêm sau 21 giờ [3] hay nghiên cứu của Trịnh Hùng Cường ở Hà Nội cũng cho kết quả tương tự [22]. Theo Nguyễn Thị Hiền trẻ có tần suất ăn chất béo thường xuyên có nguy cơ TC-BP gấp 3 lần [8].
Hiện nay, khi cuộc sống của con người được cải thiện, đời sống xã hội được nâng lên, có sự thay đổi trong lối sống, sinh hoạt và thói quen ăn uống thì con người lại phải đối mặt với nguy cơ TC-BP. Trẻ em thường được gia đình nuôi dưỡng bằng các món ăn ngon, bổ dưỡng từ bé, như cho ăn nhiều các món xào, rán có chứa nhiều năng lượng nhưng lại cho trẻ ăn ít trái cây, rau xanh. Mặt khác, trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, socola, kem, nước ngọt có ga, đây cũng là những thực phẩm chứa nhiều năng lượng. Nhiều gia đình chiều con nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ thích không có điều độ. Dần dần hình thành thói quen, tập quán ăn uống không đúng ở trẻ như thích ăn ngọt, béo, uống nước có ga nhưng lại không thích ăn hoa quả, rau. Những thực phẩm này cung cấp rất nhiều năng lượng, có chỉ số đường cao dễ gây tăng cân quá nhanh ở trẻ qua đó dẫn tới trẻ bị TC-BP. Trên thế giới, mức tiêu thụ đồ uống có đường ngày càng tăng cùng với đó là sự gia tăng của bệnh TC-BP, hai yếu tố trên liên quan chặt chẽ và cũng là những nguy cơ của BP.
Nghiên cứu của Ngô Thị Xuân chỉ ra trẻ có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều làm tăng tỷ lệ TC-BP (71,8%) [6]. Một lý do có thể giải thích cho mối liên quan này có thể là những trẻ ăn nhanh có xu hướng tiếp tục ăn uống liên tục nên không có thời gian chờ, khoảng nghỉ để nhận ra rằng bản thân đã ăn đủ lượng. Trong khi những trẻ ăn chậm có thể có thời gian để bắt đầu cảm thấy no, sau đó dừng ăn. Do đó, cần thay đổi thói quen ăn uống, ăn chậm nhai kỹ để phòng tránh TC-BP.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thực phẩm nói chung và thực phẩm giàu năng lượng nói riêng, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, do đó thúc đẩy ăn vặt thường xuyên và bình thường hóa đồ ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sự bùng phát của đồ ăn nhanh, sự cạnh tranh thị trường dẫn tới các khẩu phần ăn đóng gói sẵn thường to hơn, nhiều hơn để thu hút trẻ. Điều này cần được quan tâm và hạn chế để tránh TC-BP cho trẻ. Ăn uống là bản năng của con người, cơ thể con người được cấu tạo bởi các tế bào và được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng. Phần lớn các chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể được lấy từ các thực phẩm ăn uống hằng ngày, vì vậy có thể kiểm soát được tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật của mình bằng chính các thành phần thực phẩm hằng ngày từ khẩu phần và thói quen ăn uống. Hệ thống thực phẩm trên toàn thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch béo phì. Thực phẩm ngon, chi phí thấp, tiện lợi có rất nhiều trong chế độ ăn của các nước phương Tây. Những thực phẩm ngon này có thể kích hoạt trung tâm khoái cảm của não tạo những cảm giác thú vị từ việc ăn uống, đồng thời các loại thực phẩm phục vụ đời sống con người cũng phong phú hơn về chủng loại, săn có hơn và giá cả phải chăng hơn, đáp ứng được hiếu thị của người tiêu dùng. Điều này đã tạo ra sự thay đổi trong cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ từ các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau quả thay thế vào đó là các loại thực phẩm chế biến công nghiệp giàu năng lượng như đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, nước ngọt, bánh ngọt, … dẫn đến sự thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ [30].
 Liên quan đến hoạt động thể lực của trẻ
Trong thời đại mà mọi thiết bị giải trí có thể lấn át các hoạt động thể chất, nhất là đối với trẻ em, việc vận động càng có ý nghĩa và nên được chú trọng. Không chỉ có chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong  sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc rèn luyện sẽ giúp trẻ có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì những hoạt động này giúp trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Thông qua rèn luyện và chơi đùa trẻ được đốt cháy năng lượng, tăng cường sự trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc TC-BP. Việc không tập luyện thể dục hoặc không tham gia các hoạt động thể lực làm cho trẻ không tiêu thụ hết năng lượng cũng như khiến cơ thể trở nên thụ động dẫn đến tình trạng TC-BP.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian chơi điện tử, xem tivi, ipad, smartphone và TC-BP không có mối liên quan. Kết quả này khác biệt với một số kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu ở Iran nhận thấy trẻ em dành từ 2 giờ/ngày để xem tivi dễ mắc BP hơn gấp 2,06 lần khi dành ít hơn 2 giờ/ngày [38]. Theo Nonboonyawat nghiên cứu ở nông thôn Thái Lan cho thấy trẻ coi tivi, chơi điện tử < 2 giờ/ngày nguy cơ TC-BP là 2,18 lần và nguy cơ này là 2,6 lần ở những trẻ xem >2 giờ/ngày [52], nghiên cứu của Ngô Thị Xuân [7] cũng có kết quả tương tự. Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị công nghệ trong cuộc sống hiện nay là không hề nhỏ. Khi trẻ dành nhiều thời gian với tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng thì các hoạt động ngoài trời không còn hấp dẫn nữa, dẫn tới giảm thời gian hoạt động thể lực. Do đó, để hạn chế TC-BP ở trẻ, cha/mẹ/NCS chính cần hướng dẫn, khuyến khích trẻ thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao,vui chơi ngoài trời và giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà. Bên cạnh đó cần hạn chế  xem tivi, chơi game trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, ipad.
Nghiên cứu này chỉ ra không có mối liên quan giữa thời điểm đi ngủ, tổng số giờ trẻ ngủ trong 1 đêm với TC-BP. Kết quả này cũng khác biệt với các nghiên cứu trên thế giới: Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng nhận thấy trẻ ngủ ít hơn 9 giờ mỗi đêm có nguy cơ TC-BP gấp 1,29 lần so với những trẻ ngủ hơn 9 giờ [47]. Tuy nhiên, nguyên nhân của mối liên quan này chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho rằng trẻ ngủ ít có thể dẫn đến làm tăng ghrelin và giảm leptin, do dó tăng sự thèm ăn và góp phần tăng tiêu thụ quá nhiều calo từ thực phẩm không lành mạnh. Ngoài ra thời gian ngủ ngắn gây ra mệt mỏi dẫn đến trẻ lười hoạt động thể chất.
Liên quan đến yếu tố gia đình của trẻ
 Mối liên quan giữa chỉ số BMI của cha/mẹ/NCS chính, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha/mẹ/NCS chính và điều kiện kinh tế gia đình với TC- BP
Xem xét mối liên quan giữa yếu tố di truyền với tình trạng TC-BP của HS cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng TC-BP của cha, mẹ với tỷ lệ TC-BP của trẻ. Kết quả trên cũng tương tự các nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới: nghiên cứu của Ngô Thị Xuân đã chỉ ra trẻ ở gia đình có người thân TC-BP có nguy cơ TC-BP gấp 9,2 lần không có người thân bị TC-BP [7]. Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc cũng chỉ ra trẻ có cha bị TC-BP thì nguy cơ là 2,9 lần, nguy cơ 3,9 lần nếu có anh/chị/em bị TC- BP và đặc biệt nếu trẻ có mẹ bị TC-BP thì nguy cơ trẻ bị TC-BP lên tới 24,8 lần so với các gia đình không có thành viên TC-BP tương ứng [21]. Các nghiên cứu của Trần Thị HuyềnTrang ở TP Thái Nguyên [19], Trần Thị Diệp Hà ở Đà Nẵng [18] và Đỗ Mạnh Cường [3] cũng cho kết quả tương đồng. Nghiên cứu tại Thái Lan cũng nhận thấy ở gia đình có anh/chị/em bị BP thì khả năng trẻ bị BP cao gấp 1,82 lần, có nhiều hơn 1 anh/chị/em bị BP thì khả năng trẻ mắc bệnh BP cao gấp 7,16 lần [52]. TC-BP thường được gọi “chuyển dịch trong gia đình”, tuy nhiên sự đóng góp của yếu tố di truyền rất khó để phân biệt, vì các gia đình thường không chỉ chịu tác động của yếu tố di truyền (gen) mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như môi trường xã hội, thói quen, hành vi, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, giấc ngủ. Di truyền là một trong những yếu tố có thể tác động đến cân nặng của trẻ. Trong cơ thể chúng ta, gen giúp xác định loại thể trạng và cách cơ thể dự trữ hay đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên một mình yếu tố gen không giải thích được sự gia tăng đột biến của tình trạng TC-BP hiện nay. Bởi vì cả gen và thói quen, tập quán ăn uống, lối sống sinh hoạt đều được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thành viên trong gia đình thường có xu hướng ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và thái độ đối với cân nặng tương tự nhau thì khả năng đứa trẻ bị TC-BP sẽ tăng lên nếu cha/mẹ cũng bị TC-BP. Do đó trong gia đình có cha, mẹ bị TC-BP thì nên chú trọng đến tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn của con để giúp trẻ có những chế độ ăn phù hợp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TĐHV, nghề nghiệp của cha/mẹ/NCS chính với tình trạng TC-BP. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị Xuân, mẹ có TĐHV ≤ cấp 3nguy cơ trẻ bị TC-BP chỉ bằng 0,4 lần mẹ có TĐHV cao hơn [7]. Ở Pakistan các HS có cha mẹ có TĐHV ≥ đại học thì trẻ có nguy cơ TC-BP cao hơn rất nhiều lần so với HS có cha mẹ mù chữ và HS có cha mẹ có việc làm có nguy cơ bị TC-BP hơn những HS có mẹ nội trợ [49]. Năm 2017 nghiên cứu ở Nepal cũng cho kết quả tương tự, những bà mẹ có TĐHV ≥ đại học thì con của họ có nguy cơ bị TC-BP cao gấp 3,1 lần so với những bà mẹ có trình độ thấp hơn [42]. Những cha/mẹ có TĐHV từ trung cấp trở lên dễ dàng có công việc, thu nhập ổn định, kinh tế gia đình từ khá trở lên cũng có ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ TC-BP của trẻ. Nghiên cứu của Koirala nguy cơ TC-BP cao gấp 3,67 lần ở những trẻ sống trong gia đình thượng lưu so với những trẻ trong các gia đình khác [43] hay nghiên cứu ở Ethiopia cũng cho thấy con của gia đình giàu có nguy cơ TC-BP gấp 3,14 lần gia đình có kinh tế thấp hơn [46]. Tất cả những yếu tố trên có thể giải thích rằng, cha mẹ trẻ có TĐHV từ trung cấp trở lên sẽ dễ dàng có việc làm ổn định hay nghề nghiệp là cán bộ, viên chức cũng được coi là một công việc ổn định. Có nghĩa các gia đình có thu nhập ổn định hay có thu nhập cao thì kinh tế gia đình sẽ tốt hơn, cuộc sống vật chất của trẻ tốt hơn, trẻ sẽ ít vận động thể lực, được bồi bổ bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng hơn, vì vậy trẻ em trong những gia đình này cũng dễ mắc TC-BP hơn.
Mối liên quan giữa theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ và gia đình hay ăn ở quán/nhà hàng với tình trạng TC-BP
Tuy các nghiên cứu khác chưa đề cập đến mối liên quan giữa gia đình đi ăn quán/nhà hàng với tình trạng TC-BP, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan này, khả năng bị TC-BP là 1,45 lần ở trẻ gia đình có đi ăn ở quán ăn/nhà hàng. Như chúng ta thường thấy thức ăn ở nhà hàng/quán ăn thường được chế biến chứa nhiều dầu mỡ hơn thức ăn ở gia đình chế biến và khi đi ăn ở nhà hàng trẻ sẽ được uống nước ngọt/thức uống có ga.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những trẻ thường xuyên được theo dõi chiều cao, cân nặng có tỷ lệ TC-BP cao hơn so với những trẻ thỉnh thoảng hoặc không được theo dõi. Tuy nhiên, nghiên cứu khác ở Indonesia năm 2014 lại cho thấy những trẻ không thường xuyên được theo dõi chiều cao, cân nặng có tỷ lệ thừa cân nhiều hơn so với những trẻ được theo dõi định kì 3 tháng/lần (17,0%). Phải chăng do trẻ bị TC-BP nên gia đình mới thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng để hạn chế sự tăng cân ở trẻ.
 Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống TC-BP của cha/mẹ/NCS chính với tình trạng TC-BP của trẻ
Kiến thức của cha/mẹ về dinh dưỡng và thực hành nuôi dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ được các nghiên cứu quan tâm. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có đến 69,2% số bậc phụ huynh có kiến thức về phòng chống TC-BP cho trẻ, tuy nhiên khi xem xét đến mối liên quan giữa kiến thức phòng chống TC-BP của cha/mẹ/NCS chính và tình trạng TC-BP thì điều này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên tầm quan trọng về kiến thức dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ của bậc phụ huynh là không hề nhỏ. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Xuân, tỷ lệ bà mẹ cố gắng cho con ăn thêm khi con no có nguy cơ bị TC-BP cao gấp 3,5 lần so với những bà mẹ cho phép con dừng ăn [7]. Nhiều bà mẹ có con bị TC vẫn không biết trẻ đã TC hoặc có con đã TC vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân với suy nghĩ “cân nặng dự trữ” phòng khi trẻ ốm đau…Nguyên nhân đầu tiên là do quan niệm văn hóa, người dân Việt Nam, trước đây khi nước ta trong tình trạng nghèo đói, người dân cho rằng béo là tốt, là khỏe, hình dáng “đầy đặn”được xem như dấu hiệu của sự giàu có.
 Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình, thứ tự sinh của trẻ với tình trạng TC-BPcủa trẻ
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, có mối liên quan giữa số con và thứ tự sinh có liên quan đến tình trạng TC-BP của trẻ (p<0,05). Tương đồng với nghiên cứu ở Pakistan tỷ lệ TC-BP ở trẻ không có anh/chị/em ruột là 35%, có một đến ba anh/chị/em ruột là 23% và có nhiều hơn ba anh/chị/em ruột là 9% (p<0,001) [49] hay nghiên cứu ở Nepal, nguy cơ TC-BP gấp 1,9 lần ở trẻ có ≤ 2 anh/chị/em so với những trẻ có nhiều hơn hai anh/chị/em [44]. Sự khác biệt này có thể do trong gia đình có ít con sẽ có điều kiện về tài chính, thời gian và công sức chăm sóc trẻ nhiều hơn so với các gia đình có nhiều con. Khi gia đình có thức ăn ngon thì trẻ sẽ được ưu tiên ăn nhiều hơn, trong khi đó gia đình có nhiều con thì phần thức ăn ngon sẽ được chia đều cho các bé nên trẻ sẽ được ăn ít hơn.
Liên quan đến yếu tố kinh tế xã hội
Qua nghiên cứu, chúng em chưa tìm thấy mối liên quan giữa hình thức học, tiếp cận quảng cáo và thức ăn nhanh với TC-BP. Nghiên cứu trước đây của Đặng Oanh cũng có kết quả tương đồng, tỷ lệ TC-BP ở HS bán trú là 6,3% và không bán trú là 5,8%, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [34].

Hạn chế của nghiên cứu

Sai số do kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên: Để khắc phục sai số này nghiên cứu viên đã chọn các điều tra viên có kinh nghiệm, tập huấn kỹ lưỡng cho điều tra viên và tiến hành điều tra thử trước khi thu thập số liệu. Những phiếu điều tra ban đầu đã được nghiên cứu viên giám sát và hỗ trợ. Các phiếu điều tra được kiểm tra vào cuối của mỗi buổi thu thập, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy hoặc không hợp lý sẽ được nghiên cứu viên thu thập lại bằng cách gọi điện thoại cho đối tượng nghiên cứu để bổ sung thông tin.
Sai số do đối tượng nghiên cứu trả lời không đúng (sai số nhớ lại, không nhớ rõ khi trả lời): Để khắc phục sai số này bộ câu hỏi phải dễ hiểu.
Nghiên cứu không điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm trên 520 cha/mẹ/NCSC của trẻ để tính năng lượng tiêu thụ, khối lượng thực phẩm tiêu thụ trong 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Do đó, kết quả nghiên cứu này chưa thể hiện mối liên quan giữa TC- BP và tần suất tiêu thụ thực phẩm của trẻ.
Trong nghiên cứu chưa đánh giá được tiền sử tăng cân của mẹ khi mang thai, tiền sử trẻ bắt đầu bị TC-BP từ khi nào. Mặt khác nghiên cứu của chúng tôi chẩn đoán TC- BP theo WHO năm 2007, tuổi của trẻ được làm tròn, mà không tính cụ thể từng tháng tuổi nên kết luận về tỷ lệ TC-BP có sự sai khác, tuy nhiên sự sai khác này rất nhỏ.
Do thời gian, kinh phí và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ thực hiện ở 4 trường tiểu học của huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum do đó không mang tính đại diện cho HS tiểu học toàn huyện và toàn tỉnh Kon Tum.
 

KẾT LUẬN

 
Qua nghiên cứu 520 HS tại 4 trường tiểu học thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, năm 2024 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thực trạng thừa cân-béo phì của học sinh tại 4 trường tiểu học
Tỷ lệ TC-BP ở HS tiểu học là (23,5%)
Tỷ lệ TC-BP ở HS nam (31,6%) cao hơn nữ (15,5%). HS là dân tộc Kinh bị TC- BP cao hơn dân tộc thiểu số (26,5% và 10,9%). Tỷ lệ TC-BP ở khu vực thành thị (33,8% ) cao hơn khu vực nông thôn (13,1%).
 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân - béo phì
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn uống của trẻ với tình trạng TC-BP: Ăn nhanh (OR = 1,96); Thích các loại thức ăn ngọt (OR = 1,63).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố gia đình với thừa cân - béo phì: Dân tộc (OR=1,89); Nghề nghiệp; Bố bị TC-BP (OR=1,83); Gia đình hay đi  ăn ở quán ăn/nhà hàng (OR=1,45); số con trong gia đình và thứ tự sinh con của trẻ.
 

KHUYẾN NGHỊ

 

1. Đối với gia đình

Cần xây dựng bữa ăn đa dạng, phong phú, cân bằng dinh dưỡng giữa các chất béo, chất đạm, tinh bột và vitamin dựa trên sự hiểu biết về dinh dưỡng; Xây dựng các bữa ăn gia đình, hạn chế đồ ăn nhanh, ăn nhà hàng/quán. Quan sát, theo dõi, đánh giá sự tăng trưởng phát triển của trẻ để có cơ sở xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ như tập thể thao, vui chơi thể chất, tăng cường vận động, hạn chế thời gian xemtivi, chơi game của trẻ trong ngày qua đó giúp phòng tránh TC-BP cho trẻ.

2. Đối với nhà trường

Định kỳ đánh giá tình trạng DD HS bằng cách tổ chức khám sức khỏe. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về dinh dưỡng, ăn uống hợp lý hay phòng, chống TC-BP để nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, TC-BP cho HS. Tạo điều kiện cho trẻ vận động, vui chơi tập thể tại trường. Bổ sung các môn học thể chất vào giáo trình, ngoại khóa như cầu lông, điền kinh, bơi lôi, bóng đá, erobic...cho trẻ để giúp trẻ cân bằng năng lượng, hạn chế tích lũy mỡ thừa qua đó hạn chế TC-BP cho trẻ.

3. Đối với ngành y tế

Tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng cũng như các yếu tố liên quan đến TC-BP cho nhà trường, gia đình và HS. Xây dựng các bữa ăn học đường kiểu mẫu. Xây dựng các phác đồ can thiệp đối với các trẻ bị TC-BP để giúp nhà trường và gia đình có cái nhìn tổng thể và thống  nhất trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ. Cần có nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về TC-BP trên nhiều đối tượng khác nhau trong toàn tỉnh, qua đó có cơ sở đánh giá đúng đắn và khách quan hơn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây