Bệnh Gút (GOUT)

Thứ tư - 06/03/2024 01:53 61 0
Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máu (urat huyết thanh > 6,8 mg/dL [> 0,4 mmol/L]) dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Gút cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1.
Ảnh minh họa (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Ảnh minh họa (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:

  • Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
  • Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
  • Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.

Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.

Bệnh gút có thể gây ra:

  • Đau
  • Sưng
  • Tấy đỏ
  • Nóng
  • Cứng khớp.

Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến:

  • Mu bàn chân
  • Mắt cá chân
  • Gót chân
  • Đầu gối
  • Cổ tay
  • Ngón tay
  • Khuỷu tay.

Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Gút?

Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:

  • Gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra.
  • Thận không bài tiết hết axit uric.
  • Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.

Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.

Quý vị có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn nếu:

  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này
  • Là đàn ông
  • Thừa cân
  • Uống quá nhiều rượu
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin
  • Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin
  • Bị phơi nhiễm chì trong môi trường
  • Đã cấy ghép bộ phận
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa
  • Sử dụng vitamin niacin.

Chẩn Đoán Bệnh Gút Bằng Cách Nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của quý vị và tiền sử gia đình về bệnh gút. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:

  • Tăng axit uric huyết (hàm lượng axit uric trong máu cao)
  • Tinh thể axit uric trong dịch khớp
  • Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính
  • Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên
  • Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.

Để xác nhận chẩn đoán về bệnh gút, bác sĩ có thể lấy mẫu chất dịch từ khớp bị viêm để tìm các tinh thể liên quan đến bệnh gút.

Những Người Bị Bệnh Gút Có Thể Làm Gì Để Giữ Gìn Sức Khỏe?

Một số điều quý vị có thể làm để giữ sức khỏe đó là:

  • Sử dụng các loại thuốc theo toa bác sĩ theo chỉ dẫn.
  • Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và vitamin quý vị sử dụng.
  • Lên kế hoạch cho các lần thăm khám theo dõi với bác sĩ của quý vị.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ của quý vị về cách giảm cân an toàn. Giảm cân nhanh hoặc quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

1860/TB-YTNH

THÔNG BÁO Kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, CN, LĐ, QL năm 2024

lượt xem: 4 | lượt tải:4

1872/YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 14 | lượt tải:19

1754-YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 32 | lượt tải:38

148/YTNH

QUYẾT ĐỊNH Về việc công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 17 | lượt tải:24

1687/YTNH-KHNVĐDDSTT

V/v tuyên truyền cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số

lượt xem: 33 | lượt tải:23
Cổng TTĐT chuyển đổi số quốc gia
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Trang TTĐT huyện Ngọc Hồi
cổng-pháp-điển
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây