Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020, toàn thế giới có 1.31% người trưởng thành tức là khoảng 1.31 tỷ người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người 1.
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị THA - một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc mắc THA. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được 2.
Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể điều trị được. Để phòng bệnh cần có:
Khi đã bị tăng HA cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống. Việc thay đổi lối sống sẽ giúp hạ HA, giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy thận...).
Bên cạnh thay đổi lối sống, bệnh nhân tăng HA sẽ phải dùng thuốc để nhanh chóng đưa HA về "ĐÍCH". Kiểm soát được con số HA về "ĐÍCH" sẽ giúp ngăn ngừa tối đa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, đòi hỏi việc điều trị lâu dài và tuân thủ điều trị để có thể ngăn chặn và làm chậm việc hình thành các biến chứng của tăng huyết áp. Tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng để đưa huyết áp về "ĐÍCH" và duy trì huyết áp "ĐÍCH". Tuân thủ bao gồm cả việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện và uống thuốc ĐÚNG - ĐỀU - ĐỦ theo toa của bác sĩ.
Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
Tuy nhiên, tăng huyết áp là căn bệnh có thể phòng chống dễ dàng và ngày nay y học đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp cần bắt đầu ngay khi phát hiện ra huyết áp vượt qua mức bình thường.
Việc trì hoãn điều trị, tìm kiếm các thông tin không chính thống, dùng các loại thuốc hay sản phẩm không rõ nguồn gốc... sẽ không giúp kiểm soát huyết áp mà chỉ làm lãng phí thời gian cũng như tiền bạc của bệnh nhân.