Món ăn từ cải cúc tốt cho người tăng huyết áp

Thứ hai - 11/03/2024 23:18 75 0
SKĐS - Cải cúc là một trong những loài rau của mùa đông, có thể dùng để ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, nấu canh... Ngoài công dụng làm thức ăn, cải cúc còn là một vị thuốc. Dùng thường xuyên có tác dụng điều hòa huyết áp và phòng ngừa chóng mặt, nhức đầu.

Cải cúc còn có tên là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô; tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae)…

Là loài cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thùy hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm nhẹ.

Ngoài công dụng dùng làm thức ăn, cải cúc còn là một vị thuốc
Ngoài công dụng dùng làm thức ăn, cải cúc còn là một vị thuốc

1. Công dụng của rau cải cúc

Tác dụng chữa bệnh của cải cúc được đề cập trong nhiều sách thuốc và sách về ẩm thực liệu pháp. Theo Đông y: Cải cúc có vị cay ngọt, tính bình; vào các kinh Can, Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng dưỡng tâm, nhuận phế, bổ gan mát máu, trừ ho nhiệt, tiêu viêm loét. Dùng chữa ho nhiều đờm, phiền nhiệt, váng đầu,cao huyết áp, mất ngủ, viêm dạ dày, viêm ruột và đi lỵ.

Trong dân gian cải cúc được xem như loại rau khai vị, giúp ăn ngon, xúc tiến tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt. Nấu chín ăn có tác dụng bổ tỳ, trợ giúp tiêu hóa; đối với người tỳ vị hư nhược, thức ăn tích trệ, bụng ngực đầy chướng, tiêu hóa kém, chán ăn thường xuyên dùng cải cúc có tác dụng trị liệu nhất định.

Đối với người đau bụng lạnh, thoát vị, sa trực tràng có thể sử dụng như biện pháp hỗ trợ trong điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng cải cúc xào nấu với nhiều dầu mỡ, có thể gây tích trệ và sinh nội nhiệt.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Do trong cải cúc có chứa tinh dầu và choline nên có mùi thơm, có khả năng khai vị xúc tiến tiêu hóa. Thường xuyên sử dụng cũng có lợi đối với những người ho khạc ra đờm đặc và đại tiện bí kết, vì cải cúc có tác dụng trừ đờm đặc, thông đại tiện và trừ hôi miệng. Trong cải cúc có chứa tinh dầu, do đó không nên nấu quá lâu. Cũng không nên thái nhỏ rồi mới rửa hoặc ngâm nước lâu làm giảm thành phần dinh dưỡng.

2. Cách sử dụng cải cúc ở người tăng huyết áp

- Chữa váng đầu do tăng huyết áp

Cải cúc tươi một mớ (300g), rửa sạch, cắt ngắn, ép lấy nước cốt, hòa thêm chút nước đã đun sôi còn ấm; ngày uống 2 lần, mỗi lần 80ml.

- Chữa tăng huyết áp

+ Thành phần: Cải cúc tươi 300g, trứng gà 3 quả.

+ Cách làm: Cải cúc rửa sạch, cắt ngắn đem nấu đến khi rau gần chín; đập trứng gà vào, lấy lòng trắng (không dùng lòng đỏ), đun thêm vài phút, nêm gia vị vừa miệng. Dùng làm món canh, ăn trong các bữa cơm. Dùng thường xuyên có tác dụng điều hòa huyết áp và phòng ngừa váng đầu, chóng mặt.

DS Đỗ Bảo


 

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & Đời sống (https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

1860/TB-YTNH

THÔNG BÁO Kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, CN, LĐ, QL năm 2024

lượt xem: 17 | lượt tải:22

1872/YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 16 | lượt tải:23

1754-YTNH-TXDHS

V/v đề nghị cung cấp báo giá thuốc mua ngoài thầu tập trung đợt 03 năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 34 | lượt tải:40

148/YTNH

QUYẾT ĐỊNH Về việc công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi

lượt xem: 18 | lượt tải:25

1687/YTNH-KHNVĐDDSTT

V/v tuyên truyền cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số

lượt xem: 38 | lượt tải:26
Cổng TTĐT chuyển đổi số quốc gia
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Trang TTĐT huyện Ngọc Hồi
cổng-pháp-điển
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây