Người trẻ nghiện TikTok: Tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Thứ hai - 25/03/2024 01:37 17 0
Phần lớn bạn trẻ cho biết, không đọng lại được thông tin gì thông qua việc xem lướt các video trên TikTok, dù tiêu tốn không ít thời gian vào mạng xã hội này.
Nhiều người trẻ sử dụng TikTok 2-3 tiếng mỗi ngày. Ảnh: Hữu Chánh
Nhiều người trẻ sử dụng TikTok 2-3 tiếng mỗi ngày. Ảnh: Hữu Chánh

Lướt TikTok trong vô thức

Nguyễn Phú Hưng (26 tuổi, một nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) cho hay, thường lướt TikTok trong vô thức từ khoảng 9h tối đến 11h đêm. Có những khi thấy mỏi mắt, anh định tắt điện thoại đi ngủ thì thấy đồng hồ đã điểm 1h sáng.

Hưng cho biết, những nội dung anh thường xem trên TikTok là các tin tức, sự kiện trong ngày.

“Khi muốn tìm hiểu những kiến thức sâu về nhiếp ảnh, tôi thường đọc sách hoặc tra Google, xem YouTube, còn phần lớn nội dung ở TikTok chỉ để giải trí.

Hầu như những clip trên TikTok sau khi xem xong đều không đọng lại điều gì, có chăng chỉ dùng để chém gió cùng bạn bè cho vui” - anh Hưng nói.

Nhiều lần, anh Hưng thấy khó chịu vì gặp phải những clip phản cảm hay những TikToker làm nội dung lố lăng để câu view. Dù cố gắng nhanh tay lướt qua những nội dung này, song vài ngày sau, anh lại bắt gặp một clip tương tự.

Nguyễn Thị Thanh Nga (24 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng thường dành từ 2-3 tiếng mỗi ngày để lướt TikTok.

Nga cho hay, có những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, cô nằm nhà cả ngày để lướt mạng xã hội này.

“Trước khi mở điện thoại, tôi luôn tự nhủ chỉ xem khoảng 5-10 phút rồi đi ngủ. Thế nhưng càng xem, tôi cảm giác càng bị cuốn theo, không dứt ra được” - Thanh Nga nói.

Thanh Nga đam mê ăn uống nên thường xem các nội dung liên quan đến cách nấu ăn, review các quán ăn ngon trên TikTok.

Thế nhưng, nhiều lần cô bất ngờ vì bắt gặp những video mà TikToker ăn mặc hở hang để bán quần áo, cảnh phim nhạy cảm hay một số trò “nghịch dại”.

Nga cũng một lần nữa bất ngờ khi những video như vậy lại được lên xu hướng, có hàng triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận khác nhau.

Theo cô, TikTok hấp dẫn bởi nội dung video ngắn, đa dạng và có thể dễ dàng lướt qua nếu không thích. Thế nhưng, chính vì điểm này mà những người như Thanh Nga bị ngốn thời gian vào TikTok.

Ba bước cai nghiện TikTok

ThS Lê Minh Huân - giảng viên Tâm lý học, Sáng lập Trung tâm Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục An Nhiên - cho biết, rất nhiều người trẻ nghiện internet và mạng xã hội, bởi các hoạt động trên mạng xã hội có thể kích hoạt và giải phóng dopamine (chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu) - hay còn được gọi là hormone phần thưởng/liều thuốc khen thưởng.

“TikTok với thế mạnh là video ngắn, đa dạng, cập nhật liên tục và sáng tạo bằng hình ảnh đẹp, âm thanh dễ chịu và thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu… có thể khiến người dùng nghiện và dành nhiều thời gian đến mức tập trung quá độ, thiếu kiểm soát” - ThS Huân nhận định.

Theo chuyên gia tâm lý, việc bị cuốn theo các video ngắn trên TikTok trong thời gian dài sẽ khiến các bạn trẻ dễ căng thẳng, mệt mỏi hơn. Bởi khi quá tập trung vào điện thoại, người trẻ có thể phớt lờ, thậm chí phản ứng gây gắt với người xung quanh, mức độ chú ý vào công việc, học tập sẽ giảm sút.

“Giới trẻ hiện nay có nhiều kênh giải trí hơn thế hệ trước nhưng lại tập trung vào các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, internet, mạng xã hội... khiến nguy cơ và mức độ nghiện công nghệ cao hơn, đời sống gắn liền với công nghệ nhiều và thường xuyên hơn.

Tiên liệu nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần về sau nếu vẫn duy trì việc lướt TikTok lâu ngày một cách thiếu hợp lý” - ThS Huân nói.

Để giảm thời gian dành cho TikTok, ThS Huân cho rằng, người trẻ cần áp dụng kỉ luật với bản thân bằng cách đưa ra các nguyên tắc cân bằng công việc/học tập với công nghệ. Ví dụ, xong việc mới dùng điện thoại, hoàn thành nhiệm vụ mới lướt TikTok.

Ngoài ra, cũng cần lập kế hoạch từ ngắn cho đến dài hạn, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để kiểm soát hoạt động cá nhân. Điều này giúp người trẻ hạn chế sự sao nhãng công việc/học tập và biết mình cần làm gì tiếp theo, việc gì quan trọng hơn, cần làm trước, làm sau.

Cuối cùng, người trẻ không nên để bản thân quá rảnh rỗi vì dễ "nhàn cư vi bất thiện". “Khi có nhiều thời gian nhàn rỗi, như một thói quen người ta sẽ cầm điện thoại lên và bị cuốn vào mạng xã hội lúc nào không hay” - chuyên gia tâm lý cho biết.

KHÁNH AN

Nguồn tin: laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

213-QĐ/UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế trên địa bàn tỉnh

lượt xem: 11 | lượt tải:8

140-KH/TU

KẾ HOẠCH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 25-12-2023 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

lượt xem: 22 | lượt tải:15

32-CT/TW

Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản

lượt xem: 10 | lượt tải:6

135-KH/TU

KẾ HOẠCH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25-12-2023 của Bộ Chính trị “về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”

lượt xem: 11 | lượt tải:9

31-CT/TW

Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

lượt xem: 11 | lượt tải:11
Cổng TTĐT chuyển đổi số quốc gia
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Trang TTĐT huyện Ngọc Hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây